Lịch sử khám phá Thái_Bình_Dương

Các cuộc di cư ban đầu

Maris Pacifici của Ortelius (1589), một trong những bản đồ in đầu tiên mô tả Thái Bình Dương; xem thêm: bản đồ Waldseemüller (1507).[4]Tàu sân bay USS Lexington chịu sự không kích trong Trận chiến biển Coral, 8 tháng 5 năm 1942

Các cuộc di cư quan trọng diễn ra vào thời tiền sử. Khoảng năm 3000 trước công nguyên, những người Austronesia trên đảo Đài Loan đã làm chủ được những chuyến đi đường dài bằng xuồng và họ đã truyền bá bản thân và ngôn ngữ của mình xuống phía nam đến Philippines, Indonesia, và Đông Nam Á hải đảo; về phía tây đến Madagascar; phía đông nam đến New GuineaMelanesia; và phía đông đến quần đảo Micronesia, châu Đại DươngPolynesia.[5]

Thương mại đường dài phát triển dọc khắp các vùng duyên hải từ Mozambique đến Nhật Bản. Hoạt động buôn bán, đi kèm với đó là tri thức, đã vươn tới quần đảo Indonesia nhưng có vẻ như chưa đến Australia. Ít nhất vào khoảng năm 878, thời điểm xuất hiện một khu người Hồi giáo định cư ở Quảng Châu, hoạt động thương mại khi đó đa phần nằm dưới sự kiểm soát của người Hồi giáoẢ rập.

Sự khám phá của người châu Âu

Tập tin:A generall chart of the South Sea... NYPL481132.tiffBản đồ Thái Bình Dương trong thời kỳ thăm dò của người châu Âu, khoảng 1702–1707.Bản đồ Thái Bình Dương trong thời kỳ thăm dò của người châu Âu, khoảng 1754.

Lần tiếp xúc đầu tiên của những nhà thám hiểm châu Âu với rìa Tây Thái Bình Dương là chuyến đi của đoàn thám hiểm người Bồ Đào Nha đến quần đảo Maluku vào năm 1512 do António de AbreuFrancisco Serrão dẫn đầu,[6][7] tiếp theo là cuộc thám hiểm đến vùng Hoa Nam của Jorge Álvares năm 1513,[8] cả hai đều thực hiện theo lệnh của Afonso de Albuquerque.

Phần Đông Thái Bình Dương được khám phá bởi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Vasco Núñez de Balboa vào năm 1513 sau chuyến đi vượt eo đất Panama tới đại dương mới.[9] Ông đã đặt tên cho nó là Mar del Sur (nghĩa đen: "Nam Hải" hay "Biển phương Nam") vì vùng biển này nằm ở phía nam của eo đất, địa điểm mà ông quan sát nó lần đầu.

Sau này, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã dẫn đầu chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới bằng thuyền của người Tây Ban Nha khởi hành vào năm 1519. Magellan gọi đại dương này là Pacífico (yên bình), lý do bởi đoàn thám hiểm thấy đây là nơi có thời tiết đẹp sau khi họ từng trải qua những vùng biển giông tố gần Cape Horn. Để vinh danh Magellan, tên gọi Biển Magellan thường được sử dụng để chỉ đại dương này cho tới thế kỷ thứ XVIII.[10] Sau sự kiện Magellan thiệt mạng tại Philippines năm 1521, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Juan Sebastián Elcano đã dẫn đầu đoàn di chuyển vượt Ấn Độ DươngMũi Hảo Vọng quay trở về quê hương, qua đó hoàn thành chuyến hành trình vòng quanh thế giới lần đầu tiên vào năm 1522.[11] Trong giai đoạn 1525–1527, quần đảo CarolinePapua New Guinea được khám phá sau các chuyến thám hiểm đường biển của người Bồ Đào Nha vòng quanh và phía đông quần đảo Maluku.[12][13] Những người Bồ Đào Nha cũng đã đến Nhật Bản vào các năm 1542–43.[14]

Năm 1564, Miguel López de Legazpi dẫn đầu một chuyến hành trình bao gồm năm con tàu Tây Ban Nha chở 379 nhà thám hiểm vượt đại dương từ Mexico đến Philippinesquần đảo Mariana.[15] Trong giai đoạn còn lại của thế kỷ XVI, vai trò của người Tây Ban Nha là tối quan trọng, với những chuyến tàu khởi hành từ MexicoPeru vượt Thái Bình Dương, qua Guam đến Philippines, hình thành nên Đông Ấn Tây Ban Nha. Trong vòng hai thế kỷ rưỡi, những chiếc thuyền buồm Manila đã kết nối ManilaAcapulco qua một trong những tuyến đường giao thương dài nhất lịch sử. Bên cạnh đó, các cuộc thám hiểm của người Tây Ban Nha còn khám phá ra các quần đảo ở Nam Thái Bình Dương như Tuvalu, quần đảo Marquises, quần đảo Cook, quần đảo Solomon, và quần đảo Admiralty.[16]

Sau này, trong công cuộc tìm kiếm Terra Australis (vùng đất [lớn] phía nam), những nhà thám hiểm người Tây Ban Nha thế kỷ XVII đã khám phá ra quần đảo PitcairnVanuatu; và họ đã chèo thuyền qua eo biển Torres nằm giữa Australia và New Guinea. Các nhà thám hiểm Hà Lan cũng tham gia vào hoạt động thương mại và khám phá; vào năm 1942 Abel Janszoon Tasman phát hiện ra TasmaniaNew Zealand.[17]

Trong hai thế kỷ XVI và XVII người Tây Ban Nha đã nhận định Thái Bình Dương là một Mare clausum (nghĩa đen: biển kín), với chỉ duy nhất một lối vào từ Đại Tây Dương được biết đến đó là eo biển Magellan. Thời điểm đó eo biển này đặt dưới sự tuần tra của các hạm đội được cử đến để ngăn chặn sự xâm nhập của các con tàu không phải Tây Ban Nha. Ở Tây Thái Bình Dương, người Hà Lan đe dọa đến Philippines khi đó đang là thuộc địa của Tây Ban Nha.[18]

Giai đoạn thế kỷ XVIII đánh dấu sự khởi đầu các chuyến thám hiểm lớn của người Nga ở Alaskaquần đảo Aleutian. Tây Ban Nha cũng cử các đoàn thám hiểm đến Tây Bắc Thái Bình Dương thuộc Bắc Mỹ và họ đã tới được đảo Vancouver thuộc miền Nam Canada cũng như Alaska. Người Pháp khai phá và định cư ở Polynesia, còn người Anh thì thực hiện ba chuyến du hành với sự tham gia của James Cook đến Nam Thái Bình Dương, Australia, Hawaii, và Tây Bắc Thái Bình Dương thuộc Bắc Mỹ. Vào năm 1768, nhà thiên văn học trẻ Pierre-Antoine Véron đã cùng với Louis Antoine de Bougainville thực hiện một chuyến hành trình khám phá, qua đó lần đầu tiên trong lịch sử thiết lập được bề rộng của Thái Bình Dương một cách chính xác.[19] Cuộc thám hiểm Malaspina là một trong những chuyến hành trình khám phá khoa học đầu tiên do người Tây Ban Nha thực hiện từ 1789 đến 1794. Họ đã đi qua hầu khắp Thái Bình Dương, từ Cape Horn tới Alaska, Guam, Philippines, New Zealand, Australia, và Nam Thái Bình Dương.[16]

Thời kỳ chủ nghĩa đế quốc mới

Tàu lặn Trieste trước chuyến hành trình xuống đáy rãnh Mariana, 23 tháng 1 năm 1960

Sự lớn mạnh của chủ nghĩa đế quốc trong giai đoạn thế kỷ XIX dẫn đến việc hầu khắp châu Đại Dương trở nên chịu sự chiếm đóng của các cường quốc châu Âu, và tiếp sau đó là MỹNhật Bản. Kho tri thức về hải dương học được đóng góp đáng kể nhờ các chuyến hành trình của tàu HMS Beagle có sự tham gia của Charles Darwin vào thập niên 1830; của tàu USS Tuscarora (1873–76); và tàu Gazelle của Đức (1874–76).

Dupetit Thouars tiếp quản Tahiti, 9 tháng 9 năm 1842.

Pháp trở thành đế quốc có vị thế hàng đầu ở châu Đại Dương sau khi lần lượt biến TahitiNouvelle-Calédonie thành các vùng bảo hộ vào năm 1842 và 1853.[20] Sau các chuyến tham quan đảo Phục Sinh vào các năm 1875 và 1887 thì đến năm 1888, sĩ quan hải quân người Chile Policarpo Toro đã tiến hành đàm phán với thổ dân Rapanui về vấn đề sáp nhập hòn đảo này vào Chile. Với việc chiếm đóng đảo Phục Sinh, Chile đã gia nhập nhóm các nước đế quốc.[21](tr53) Cho đến năm 1900, hầu như toàn bộ các đảo trên Thái Bình Dương đã nằm dưới sự quản lý của các quốc gia Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản và Chile.[20]

Mặc dù Mỹ đã nắm quyền kiểm soát GuamPhilippines từ tay Tây Ban Nha vào năm 1898,[22] nhưng tới năm 1914 Nhật Bản mới là quốc gia chủ quản của hầu khắp vùng Tây Thái Bình Dương, rồi tiếp đó họ chiếm đóng thêm rất nhiều đảo trong Thế Chiến thứ Hai. Tuy nhiên, Nhật đã thất bại trong cuộc chiến, dẫn tới thế độc tôn của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ trên đại dương này. Kể từ sau Thế Chiến thứ Hai, rất nhiều thuộc địa trước đây ở Thái Bình Dương đã trở thành các quốc gia độc lập.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thái_Bình_Dương http://www.abc.net.au/ra/pacific/places/country/na... http://amsglossary.allenpress.com/glossary/search?... http://concise.britannica.com/ebc/article-9374340/... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/137072/c... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/13933/Al... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/325346/K... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/437703/P... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/437703/P... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/437703/P... http://www.britannica.com/science/equatorial-curre...